Học tiếng Trung đang trở thành xu hướng được giới trẻ lựa chọn ở hiện tại và tương lai vì mức độ phổ biến của ngôn ngữ này khá cao. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh mà rất nhiều người gặp phải khi học ngôn ngữ này đó chính là khó nhớ mặt chữ. Thấu hiểu được điều đó, bài viết hôm nay của iChinese sẽ bật mí cho bạn cách nhớ chữ Hán siêu hiệu quả, dễ áp dụng!
1. Ghi chép và luyện viết bằng vở ô li
Đây là một cách học rất truyền thống mà gần như là ai học tiếng Trung cũng đều biết đến. Điều đặc biệt đó là sử dụng vở ô li vì cấu tạo chữ Hán rất vuông vắn nên khi được viết ở trong những ô vuông như thế sẽ khiến cho chữ ngay ngắn hơn, gọn gàng hơn. Ở Trung Quốc, học sinh cấp 1 sẽ có những loại giấy riêng để tập viết nhưng ở Việt Nam khá khó mua nên các bạn có thể sử dụng vở ô li bình thường nhé!
Nhiều người cho rằng cách học này không hiệu quả và tốn thời gian, thế nhưng đấy có thể là do cách học chưa thật sự chính xác. Khi viết xuống từ mới, mỗi chữ nên dành ra 5 dòng ghi chép. Dòng đầu tiên để ghi số thứ tự, chữ Hán, phiên âm, nghĩa thuần Việt, nghĩa Hán Việt của từ mới; 4 dòng bên dưới là để luyện viết từ mới đó.
Ở 1-2 dòng đầu tiên các bạn có thể nhìn từ mẫu chép xuống bên dưới. Đến các dòng sau, khi tay đã quen với chữ thì mình viết ra hoàn toàn là phản xạ, là trí nhớ sẵn có. Khi viết cũng nên nhẩm theo phiên âm và nghĩa của từ để ghi nhớ được lâu hơn. Một điều quan trọng là khi luyện viết, bản thân phải tránh việc chép lại trong vô thức bởi nó sẽ khiến quá trình tiếp thu của não bộ bị đình trệ và không mang lại hiệu quả.
2. Học chữ Hán theo 214 bộ thủ
Trong tiếng Trung có 214 bộ thủ và mức độ phức tạp của các bộ thủ là không giống nhau. Đơn giản nhất thì có bộ thủ 1 nét còn nhiều nhất là 17 nét. Ngày trước khi còn phải dùng từ điển giấy, người ta sẽ dựa theo bộ thủ để tra từ, bây giờ chủ yếu sử dụng từ điển điện tử nên chúng ta không còn thấy tác dụng to lớn của bộ thủ nữa. Tuy nhiên, bộ thủ chính là cốt lõi của Hán tự và có thể giúp đỡ cho chúng ta rất nhiều khi học chữ Hán. iChinese sẽ lấy ví dụ cho các bạn dễ hình dung:
Bộ | Ý nghĩa | Từ vựng |
Nữ (女) /nǚ/ | phụ nữ, nữ giới | 妈妈 (mẹ) 姐姐 (chị gái) 妹妹 (em gái) 奶奶 (bà) 阿姨 (dì) |
Thủ/Tài gảy (手) /shǒu/ | bàn tay | 找 (tìm) 拉 (lôi, kéo) 扶 (đỡ, vịn) 把 (cầm, nắm) 投 (ném, quăng) |
Khi hiểu được bộ thủ, các bạn có thể hình dung Hán tự rất dễ và nhanh. Thậm chí khi nhìn vào mặt chữ lạ, bạn còn có thể đoán được nôm na nghĩa của từ. Bên cạnh đó, với một chữ Hán gồm nhiều bộ thủ ghép lại với nhau, ta có thể phân tích thành từng bộ thủ và học nhớ nhanh hơn.
3. Liên tưởng hình ảnh và câu chuyện
Chắc hẳn ai học tiếng Trung thì cũng đều biết là tiếng Trung sử dụng hệ thống chữ Hán là chữ tượng hình nên nhiều người vẫn hay đùa rằng vẽ chữ tiếng Trung chứ không phải là viết chữ tiếng Trung. Chúng ta có thể tận dụng
đặc điểm này của chữ Hán để có thể học một cách sinh động hơn, hiệu quả hơn.
iChinese ở đây gửi tặng đến bạn một quyển sách có thể giúp cho quá trình học chữ Hán tượng hình của các bạn trở nên thú vị hơn, mượt mà hơn -《说文解字》画说汉字1000个汉字的故事 – Cuốn sách chọn lọc 1000 ký tự Trung Quốc thường được sử dụng trong cuộc sống hiện đại, cùng đó kèm theo các hình ảnh minh họa tinh gọn để giải thích. Tiết lộ quá trình ra đời và biến đổi của các ký tự, cho thấy việc chúng được sử dụng thế nào trong xã hội. Bộ não của chúng ta luôn ghi nhớ hình ảnh nhanh hơn chữ viết. Thế nên, đây sẽ là một quyển sách hữu ích cho những ai đang phải vật lộn với việc nhớ chữ Hán. Các bạn có thể truy cập tải sách tại đây.
4. Học nghĩa Hán Việt
Tiếng Việt chúng ta có khối lượng từ Hán Việt rất là lớn và đó chính là thế mạnh của người Việt Nam khi học tiếng Trung so với người đến từ các khu vực khác như châu Âu hay Châu Mỹ. Chính vì thế, là một người Việt Nam, mình phải nắm bắt và tận dụng từ Hán Việt này một cách thật hiệu quả. Nghĩa Hán Việt này trong phần từ mới của bất cứ giáo trình nào cũng đều sẽ cung cấp và nó thường đứng cạnh nghĩa thuần Việt nhé. Vì cách phát âm của nghĩa Hán Việt cũng khá tương đồng cách phát âm từ ngữ đó trong tiếng Trung nên sẽ rất giúp ích trong việc ghi nhớ nhanh. Khi thuộc nằm lòng nghĩa Hán Việt của nhiều từ vựng, việc suy luận nghĩa của từ mới cũng như khả năng nhớ lại từ cũ đều rất dễ dàng.
5. Học cụm từ kết hợp cố định – Đặt câu
Việc học một cụm từ luôn luôn có ích và hiệu quả hơn so với việc học một từ. Cách học theo cụm từ cố định kèm đặt câu cũng chính là cách học phổ thông của các bạn học sinh Trung Quốc từ bé. iChinese sẽ lấy ví dụ cho các bạn dễ hình dung:
Với từ mới là 保护 (bảo vệ), chúng ta có thể học thêm những cụm từ như:
- 保护环境 bǎohù huánjìng: bảo vệ môi trường
- 保护家人 bǎohù jiārén: bảo vệ gia đình
- 保护祖国 bǎohù zǔguó: bảo vệ quê hương
Làm như thế nào để có thể tìm được những cụm từ cố định và làm thế nào để đặt câu được? iChinese gợi ý cho các bạn sử dụng từ điển hoặc tra bằng Baidu (百度 – Bǎidù) – là một công cụ tìm kiếm lớn tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, học từ mới quan trọng là các bạn phải biết cách đặt câu, phải biết dùng từ ngữ đấy ở trong những ngữ cảnh khác nhau, khi đó các bạn mới xem như thành công học được một từ mới.
iChinese hy vọng rằng với 5 bí quyết vừa rồi có thể giúp chặng đường học Hán ngữ của các bạn hiệu quả hơn, có thể nhớ được Hán tự dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Nếu bạn vẫn cảm thấy hành trình bắt đầu học tiếng Trung khá gian nan, thì hãy đến với iChinese – đầy đủ các khóa học từ Online đến Offline phù hợp cho mọi nhu cầu và mọi đối tượng.
Địa chỉ các cơ sở của iChinese tại TP.HCM:
- Cơ sở 1: 19/2 Trần Bình Trọng, phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM
- Cơ sở 2: 31/39 Ung Văn Khiêm, phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM
- Cơ sở 3: 19/1A Trần Bình Trọng, phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM
- Mảng giảng dạy online đào tạo toàn quốc & quốc tế
Liên hệ và theo dõi iChinese để cùng chinh phục tiếng Trung:
- Hotline/Zalo: 087.882.7094
- Website: https://trungtamhoavan.com
- FB: facebook.com/hoavanichinese
- TikTok: tiktok.com/@ichinesee